LÃNH ĐẠO CÔNG TY LÂM NGHIỆP YÊN THẾ ĐÓN NHẬN GIẢI THƯỞNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LẦN THỨ HAI – TỈNH BẮC GIANG
Sáng 5/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức tổng kết và trao Giải thưởng Khoa học và Công nghệ (KHCN) lần thứ hai - năm 2020 cho 24 công trình, cụm công trình có tính ứng dụng thực tiễn cao.
Dự lễ trao giải có Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Thái; Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Ánh Dương; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lâm Thị Hương Thành. Cùng dự có: TS Phạm Văn Tân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng T.Ư Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam; GS.TS Dương Xuân Ngọc, nguyên Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Chủ tịch Hội các nhà khoa học Bắc Giang tại Hà Nội; đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ; Quỹ hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC); lãnh đạo các sở, ngành, liên quan, các huyện, TP và các tác giả, nhóm tác giả đoạt giải.
Ông Hoàng Văn Chúc, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH hai thành viên Lâm nghiệp Yên Thế đã được vinh danh tại Lễ tổng kết và trao Giải thưởng Khoa học và Công nghệ lần thứ hai - năm 2020 của Tỉnh Bắc Giang khi đạt giải A với công trình “Xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh Bạch đàn và Keo tai tượng tại Bắc Giang”.
Ông Hoàng Văn Chúc đón nhận bằng chứng nhận và cúp tại Lễ trao giải thưởng Khoa học và Công nghệ lần thứ hai - năm 2020 của Tỉnh Bắc Giang
Ông Hoàng Văn Chúc, tác giả công trình phát biểu tại buổi Lễ trao giải thưởng Khoa học và Công nghệ lần thứ hai - năm 2020 của Tỉnh Bắc Giang
Dự án “Xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh Bạch đàn và Keo tai tượng tại Bắc Giang” là Dự án khoa học cấp nhà nước, thuộc Chương trình khoa học công nghệ Nông thôn miền núi do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý. Dự án được triển khai thực hiện trước thực trạng các dòng Bạch đàn U6, PN14 và Keo tai tượng nhập nội đã sử dụng qua hơn 20 năm, giống đã bị thái hóa, nhiễm sâu bệnh làm suy giảm năng suất chất lượng rừng. Các dòng/giống đưa vào xây dựng mô hình của dự án đã được Chủ nhiệm đề tài phối hợp với các các nhà khoa học lâm nghiệp và các viện nghiên cứu đầu ngành về giống lâm nghiệp của Việt Nam nghiên cứu thử nghiệm trước một bước. Sau khi chọn được các dòng giống tốt nhất, có năng năng suất 30m2/ha/năm, thích ứng với điều kiện sản xuất thâm canh rừng mới đưa vào xây dựng mô hình. Do đó các dòng giống của mô hình đã nhanh chóng được chuyển giao vào sản xuất trên diện rộng. Kịp thời thay thế các dòng giống trồng rừng đã bị thái hóa, góp phần tăng năng suất chất lượng rừng trồng.
Mô hình đã chọn được bộ giống có năng suất chất lượng cao chuyển giao vào sản xuất, đã góp phần tiếp tục đẩy mạnh kinh tế rừng của tỉnh Bắc Giang từng bước phát triển bền vững.
Mô hình đã chọn được bộ giống có năng suất chất lượng cao chuyển giao vào sản xuất, đã góp phần tiếp tục đẩy mạnh kinh tế rừng của tỉnh Bắc Giang từng bước phát triển bền vững.
Thu Hằng
Bài viết liên quan
Viết đánh giá
Họ và tên:Đánh giá của bạn: Lưu ý: Không hỗ trợ HTML!
Bình chọn: Dở Hay
Nhập mã bảo vệ: