111 222 333

CÔNG TY LÂM NGHIỆP YÊN THẾ: MÔ HÌNH TRỒNG RỪNG THÂM CANH Ở CÔNG TY ĐƯỢC NHÀ NƯỚC VINH DANH

Nhắc về Công ty TNHH hai thành viên Lâm nghiệp Yên Thế, chắc hẳn không ai không biết đến một người Lãnh đạo tâm huyết với nghề - Một người không chỉ yêu rừng mà còn truyền cảm hứng, nhiệt huyết của mình đến nhiều người cùng yêu rừng cùng làm giàu trên các cánh "rừng vàng " của núi rừng Yên Thế. Người lãnh đạo đó ông Hoàng Văn Chúc Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH hai thành viên Lâm nghiệp Yên Thế.
Trong bối cảnh kinh tế lâm nghiệp hội nhập quốc tế, với xu hướng phát triển bền vững, đòi hỏi phải tìm tòi, nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật mới trong thâm canh rừng thì rừng mới có năng năng suất, chất lượng hiệu quả cao và bền vững. Là người lãnh đạo quản lý nhưng ông luôn trăn trở xót xa trước những cánh rừng bị vàng úa, kém chất lượng do sâu bệnh hại.
Sau nhiều năm miệt mài thử nghiệm ông đã tìm được những dòng/giống tốt thích ứng với thâm canh rừng trồng bền vững, đồng thời cho năng suất chất lượng cao và đưa về công ty nhân giống đưa vào sản xuất. Do nguồn giống gốc hạn chế nên Công ty sản xuất giống không đủ phục vụ nhu cầu cho người trồng rừng trong vùng. Xót xa, trăn trở trước cảnh, nhiều người đến Công ty hỏi mua giống mới về trồng rừng nhưng không có giống. Trong khi hàng ngàn ha rừng trồng trong vùng lâm nghiệp vẫn úa vàng do trồng giống cũ đã bị thoái hóa, vẫn đang từng ngày chờ đợi sớm thay thế giống mới để rừng xanh lại. Sau khi biết được những băn khoăn trăn trở và yêu cầu cần sớm chuyển giao bộ giống lâm nghiệp mới vào sản xuất để thay thế giống trồng rừng cũ đã bị thái hóa của Công ty lâm nghiệp Yên Thế. Bộ khoa học và Công nghệ đã hỗ trợ cho Công ty lâm nghiệp Yên Thế Dự án khoa học công nghệ theo chương trình phát triển nông thôn miền núi.
Dự án khoa học công nghệ “Xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh Bạch đàn và Keo tai tượng tại Bắc Giang” được triển khai thực hiện từ năm 2013 đến năm 2017. Với vai trò trách nhiệm là Chủ nhiệm dự án. Ông Chúc luôn miệt mài, lăn lộn với hiện trường trong việc chuyển giao kỹ thuật nhân giống đối với các dòng/giống mới để giống phải được sản xuất ra nhiều và đảm bảo chất lượng đưa vào phát triển rừng bền vững. Thường xuyên liên tục bám sát hàng trăm ha hiện trường rừng trồng giống mới để kiểm tra, theo dõi sinh trưởng phát triển. Ngay từ những năm đầu thực hiện dự án, giống của mô hình đã được đưa đi xây dựng các mô hình trình diễn trên địa bàn huyện Yên Thế và các huyện trong tỉnh. Vì vậy giống mới của mô hình đã nhanh chóng chuyển giao vào sản xuất đại trà, kịp thời thay thế hàng ngàn ha rừng trồng giống cũ bị thái hóa, kém chất lượng. Những diện tích trồng rừng thâm canh bằng giống mới của mô hình cơ bản đã cho năng suất cao, với 30m3/ha/năm, rút ngắn khoảng 2 năm trong chu kỳ kinh doanh, rừng sinh trưởng phát triển tốt thích ứng với điều kiện sản xuất thâm canh rừng bền vững.
Xuất phát từ hiệu quả thiết thực của Dự án khoa học Công nghệ do ông Chúc làm chủ nhiệm và những tìm tòi sáng tạo trong sản xuất thâm canh rừng trồng đã được ứng dụng trong sản xuất mang hiệu quả trên diện rộng, đúng với chủ trương phát triển khoa học công nghệ nông thôn miền núi. Năm 2020, ông Chúc đã được nhận Giải A Giải thưởng khoa học và công nghệ tỉnh Bắc Giang lần thứ 2, năm 2020. Tháng 5 năm 2021 đã được Tổng liên đoàn lao động Việt Nam tặng Bằng lao động sáng tạo. Đặc biệt đến tháng 11/2021 đã được vinh danh trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam.

 

Đ/c: Hoàng Văn Chúc tác giả dự án án “Xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh Bạch đàn và Keo tai tượng tại Bắc Giang” (đứng thứ 4 từ phải qua) nhận giấy chứng nhận do Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng và Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài trao tặng.


Giống mới của Dự án khoa học công nghệ đã không chỉ làm xanh lại những cánh rừng
mà còn cho năng suất chất lượng cao và bền vững


Ông Hoàng Văn Chúc vẫn miệt mài, trăn trở nghiên cứu, tìm tòi các dòng giống mới và kỹ thuật mới ứng dụng vào thâm canh rừng có hiệu quả

 
Mặc dù bộn bề với vai trò người lãnh đạo quản lý Công ty nhưng hiện nay ông vẫn đang miệt mài tìm giải pháp tiêu giảm lớp thảm khô của lá, cành trong rừng thâm canh rơi rụng xuống, nhằm đẩy nhanh tiến độ phân hủy, biến lớp thảm khô này thành phân bón tại chỗ cho cây rừng đồng thời phòng chống cháy rừng. Do rừng trồng thâm canh có tốc độ sinh trưởng phát rất triển mạnh, đến năm thứ 3 có nhiều lá cành khô rơi rụng xuống, tạo lớp thảm khô dày, phân hủy tự nhiên không kịp nếu không có tác động xử lý nguy cơ cháy rừng rất cao. Mặt khác ông cũng đang phối hợp với các nhà khoa học nghiên cứu tìm ra công thức bón phân cho trồng rừng thâm canh rừng Keo, Bạch đàn trên đất nghèo kiệt. Nhằm mục đích bón đúng chủng loại và liều lượng phân theo nhu cầu sinh trưởng phát triển của cây rừng, tiết kiệm và phát huy hiệu quả của phân bón, kích thích phân hủy hàm lượng phân khó tiêu trong đất thành phân dễ tiêu.
Hy vọng những nghiên cứu tìm hiểu của ông Chúc sớm thành công để ứng dụng vào sản xuất thâm canh rừng trồng có hiệu quả và bền vững mang lại lợi ích cả về kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái cho Công ty lâm nghiệp Yên Thế và cho cả khu vực lâm nghiệp trong vùng./.

 

Bài viết liên quan

Viết đánh giá

Họ và tên:


Đánh giá của bạn: Lưu ý: Không hỗ trợ HTML!

Bình chọn: Dở            Hay

Nhập mã bảo vệ: